banner thang 9

Nguyên nhân hình thành và Cách điều trị các loại mụn ở chân

Rate this post

Mụn cơ thể nổi ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, ngay cả ở chân. Nhưng đối với vị trí đặc biệt này thì nguyên nhân gây nên các loại mụn ở chân là gì, và cách điều trị thế nào cho an toàn và hiệu quả. Cùng Seoul Beauty tìm hiểu về bài viết này nhé!

Các loại mụn ở chân

Trước khi đi tìm hiểu cách điều trị các loại mụn ở chân, chúng ta cần nắm về những loại mụn có thể xuất hiện ở chân. Cùng với đó là nguyên nhân để dễ dàng ngăn ngừa và điều trị.

Mụn cóc ở lòng bàn chân

Mụn cóc ở lòng bàn chân hình thành do vi khuẩn HPV xâm nhập
Mụn cóc ở lòng bàn chân hình thành do vi khuẩn HPV xâm nhập

Mụn nhọt ở chân

Định nghĩa

Tương tự những vùng da khác trên cơ thể, mụn nhọt ở chân cũng là bệnh lý da liễu rất thường gặp ở bệnh nhân. Những nốt mụn nhọt ở chân là tình trạng viêm nang lông do vi khuẩn độc hại tích tụ lâu ngày. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở nhiều kích thước với các mức độ viêm sưng khác nhau.

Nguyên nhân xuất hiện mụn nhọt ở chân

Đa phần mụn nhọt ở chân đều do vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập vào cơ thể và làn da bằng các vết thương, vết xước gây ra. Sau đó, tích tụ ở phần nang lông và gây viêm, nhiễm trùng khiến da sưng đau, hình thành nhọt lớn.

Mụn nhọt ở chân gây sưng đau, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe da
Mụn nhọt ở chân gây sưng đau, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe da

Mụn ké ở chân

Định nghĩa

Mụn ké khá giống mụn cóc, là tình trạng mụn phát triển do sự xâm nhập của loại vi rút HPV gây nên. Từ đó khiến cho da vùng bàn chân, gót chân, đầu ngón chân xuất hiện những đốm màu đậm có thịt lồi lên hoặc những nốt chai nhỏ.

Nguyên nhân xuất hiện mụn ké ở chân

Nguyên nhân gây nên mụn ké cũng khá đa dạng, có thể là hệ miễn dịch kém khiến virus dễ dàng xâm nhập. Hoặc do việc vệ sinh chân, hoặc nơi ở chưa đảm bảo khiến vi khuẩn HPV có môi trường chú ngụ.

Ngoài ra, nguyên nhân do da trầy xước tạo môi trường cho HPV đi vào cơ thể, hoặc tự lây nhiễm từ người khác sang, từ vùng da này sang vùng da khác.

Mụn ké do nhiễm một dạng vi khuẩn HPV gây nên
Mụn ké do nhiễm một dạng vi khuẩn HPV gây nên

Mụn nước ở chân

Định nghĩa

Mụn nước ở chân là tình trạng phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể với những chấn thương hoặc nhiễm trùng da. Với vùng bàn chân khi mô hoặc mạch màu tại lớp thượng bị bị tổn thương sẽ xuất hiện dấu hiệu phồng rộp, có nước bên trong và hình thành mụn nước.

Mụn nước ở chân là phần da chân nổi mụn chứa nước bên trong
Mụn nước ở chân là phần da chân nổi mụn chứa nước bên trong

Nguyên nhân xuất hiện mụn nước ở chân

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mụn nước nổi ở chân. Cụ thể:

Do ma sát và áp lực

Nếu bạn bị nổi mụn nước dưới lòng bàn chân thì có thể đây là do áp lực và ma sát gây nên. Trước những tác động với giày dép, nền gồ ghề,… sẽ khiến da dễ xuất hiện phồng rộp và chúng dễ xuất hiện tình trạng nứt da, khiến tế bào bạch cầu xuất hiện, tích tụ thành những đốm mụn nước theo cơ chế bảo vệ da.

Bệnh viêm da tiếp xúc

Vấn đề dị ứng nước, sữa tắm, xà bông,.. cũng là nguyên nhân phổ biến khi mụn nước xuất hiện ở chân. Tùy vào cơ địa mỗi người mà biểu hiện sẽ khác nhau.

Do bệnh lý

Tình trạng da nổi mụn nước cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý ngoài da như: chàm, tổ đĩa, thủy đậu,… Bên cạnh đó cũng có thể là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm như tổn thương hệ thần kinh, tiểu đường, da suy yếu miễn dịch.

Mụn nước ở chân xuất hiện có thể do bệnh lý gây nên
Mụn nước ở chân xuất hiện có thể do bệnh lý gây nên

Mụn trứng cá (mụn mủ ở chân)

Định nghĩa

Tương tự những loại mụn bên trên, mụn trứng cá (mụn mủ ở chân) cũng là tình trạng viêm da rất phổ biến mà bất kỳ ai cũng đều có thể mắc phải. Lúc này, vùng da ở chân sẽ xuất hiện các nốt nhỏ chứa mủ trắng. Chúng biểu hiện cho tình trạng viêm khu nang lông và tuyến bã nhờn.

Nguyên nhân gây nên mụn mủ ở chân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mụn mủ ở chân, theo các chuyên gia da liễu thì có những nguyên nhân thường gặp như sau:

  • Nhiễm khuẩn chân

Thông thường bàn chân là nơi tiếp xúc gần nhất với đất và đế giày, vị trí này thường chứa rất nhiều vi khuẩn, đặc biệt là Staphylococcus Aureus. Chúng thuộc nhóm vi khuẩn có thể sống trên bề mặt da của con người trong nhiều ngày mà không hề gây ra đau nhức hay nhiễm trùng.

Vi khuẩn là nguyên chính dẫn đến mụn ở chân
Vi khuẩn là nguyên chính dẫn đến mụn ở chân

Nhưng nếu vùng da bàn chân xuất hiện các vết thương hở, trầy xước vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Triệu chứng đầu tiên chính là đau nhức, dần xuất hiện các vết mụn mủ ở chân.

  • Lông chân mọc ngược

Tình trạng lông chân mọc ngược rất phổ biến, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mụn mủ ở chân. Do lông chân mọc ngược phát triển ngược vào bên trong da khiến các mô bị tổn thương và hình thành các vết mụn mủ.

Hoặc cũng có thể do lông mọc ngược khiến vi khuẩn dễ xâm nhập ngược vào da và gây tình trạng nhiễm trùng. Tình trạng lông mọc ngược thường xảy ra ở những bạn có lông xoăn bẩm sinh, và sẽ nhiều hơn nếu như cạo và tẩy lông không đúng cách.

  • Viêm nang lông

Viêm nang lông được xem là tình trạng da phổ biến ở VIệt Nam, biểu hiện của viêm nang lông chính là sưng viêm, hình thành mụn mủ ở chân. Nguyên nhân chính của viêm nang lông là do nhiễm trùng hoặc nấm trên da.

Viêm nang lông gây kích ứng, sưng viêm da
Viêm nang lông gây kích ứng, sưng viêm da

Giai đoạn đầu, viêm nang lông sẽ xuất hiện tình trạng nổi các vết mụn màu đỏ kích thước nhỏ, tiếp đến sẽ phát triển thành các vết mụn mủ lớn hơn và gây đau nhức khó chịu.

  • Lỗ chân lông bị tắc nghẽn

Cũng giống như mụn mủ ở chân hay mụn trứng cá cũng xuất hiện do tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do quá trình vệ sinh da kém, mặc quần áo bó sát… khiến lượng dầu thừa tích tụ nhiều dẫn đến tuyến bã nhờn tắc nghẽn.

Cách điều trị các loại mụn ở chân

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị mụn mủ ở vùng chân, sau đây là một vài phương pháp điều trị hiệu quả:

Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn

Đây là cách thường được dùng cho những vị trí da nổi ít mụn có kích thước nhỏ, chưa xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Dung dịch thuốc sát khuẩn có thể là nước muối sinh lý để làm sạch vùng da nổi mụn, từ đó sẽ kiểm soát được tình trạng mụn và ngăn ngừa mụn tái phát.

Hiện nay trên thị trường bạn có thể chọn một số loại thuốc sát khuẩn có chứa iod như betadine. Bởi những loại này sẽ có tác dụng sát trùng vết thương, tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus trên da hiệu quả. Từ đó hạn chế sự phát triển và lây lan của mụn vùng chân hiệu quả.

Thuốc giảm đau

Việc sử dụng thuốc giảm đau sẽ được bác sĩ kê đơn cùng các kháng sinh chuyên dụng, chỉ định đối với tình trạng các nốt mụn đã phát triển với kích thước lớn, gây đau nhức nghiêm trọng, có thể dẫn đến sốt cao.

Một lưu ý quan trọng chính là thuốc giảm đau nên uống theo toa bác sĩ đã kê không nên tự ý dùng sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Thuốc giảm đau - hỗ trợ điều trị tình trạng đau nhức của mụn
Thuốc giảm đau – hỗ trợ điều trị tình trạng đau nhức của mụn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau, trong đó aspirin là loại thuốc giảm đau đối với các loại mụn trứng cá ở chân tầm nhẹ đến trung bình. Chúng sẽ hỗ trợ giảm đau nhức và hạn chế viêm sưng của mụn.

Các dạng thuốc bôi trị mụn ở chân

Sử dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da (thuốc kháng sinh tại chỗ), hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn mủ ở chân, đặc biệt là tụ cầu khuẩn. Thông thường các loại thuốc này cần sử dụng trong khoảng thời gian dài.

Các bạn nên lưu ý chọn dạng gel mát để làm dịu cảm giác đau nhức của vết mụn, khi bôi thuốc bạn nên chọn các trang phục thoáng mát để thuốc không dính vào quần áo.

Đồng thời, tùy vào loại mụn cụ thể mà loại thuốc bôi được lựa chọn sẽ khác nhau. Bạn có thể chọn thuốc trị mụn cóc Duofilm với khả năng tiêu diệt vi khuẩn tức thì. Loại thuốc này sẽ giúp tăng sức đề kháng cho da, khiến nốt mụn nhanh xẹp và được cải thiện, ngừa lây lan hiệu quả.

Thuốc kháng sinh dạng uống

Bên cạnh việc dụng kháng sinh tại chỗ, bạn có thể sẽ được chỉ định các loại thuốc kháng sinh dạng uống nếu như mụn ở chân có kích thước lớn và việc điều trị ngoài da không còn đạt kết quả cao nữa.

Cũng giống với các loại thuốc giảm đau, bạn cần dùng thuốc kháng sinh dạng uống theo toa của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần tuân thủ các về liều lượng, thời gian uống để tránh những rủi ro không mong muốn.

Các bác sĩ thường sẽ kê thuốc có chứa cephalosporin như Ceclor, hoặc tetracyclin có trong Declomycin. Bởi những loại thuốc kháng sinh dạng uống này có khả năng tránh các bệnh do vi khuẩn gây nên, hạn chế lây nhiễm, hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại.

Đến cơ sở y tế điều trị

Nếu sau khi đã sử dụng những cách điều trị các loại mụn ở chân trên nhưng không đạt hiệu quả, hoặc gây nên kích ứng không mong muốn bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Bạn nên tránh chủ quan để lâu khiến mụn lây lan, dễ tạo cơ hội nhiễm trùng da và nhiều bệnh lý khác về da.

Nên đến cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả, an toàn
Nên đến cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả, an toàn

Tại các cơ sở y tế bạn sẽ được thăm khám và lựa chọn phương pháp, công nghệ điều trị thích hợp tùy vào từng loại mụn ở chân.

Cách phòng tránh các loại mụn ở chân hiệu quả

Sau khi đã tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị, các bạn có thể phòng tránh bệnh như sau:

  • Nên vệ sinh vùng da chân hàng ngày.
  • Chọn các trang phục thoáng mát không bó sát.
  • Thường xuyên dùng nước sát khuẩn rửa vùng da có lông mọc ngược.
  • Tránh ăn các thức ăn cay nóng nhằm giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.
Thực phẩm cay nóng ảnh hưởng đến tuyến bã nhờn, từ đó hình thành mụn
Thực phẩm cay nóng ảnh hưởng đến tuyến bã nhờn, từ đó hình thành mụn

Các bạn thấy đấy, nguyên nhân dẫn đến các loại mụn ở chân không chỉ xuất phát từ cơ địa mà còn là thói quen và chế độ ăn uống hàng ngày. Chính vì vậy, việc xây dựng là chế độ sinh hoạt và thực đơn sẽ giảm nguy cơ nổi mụn mủ ở chân.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận