1440x480-BANNER-WEB-TMV-SSPA

Cách điều trị da nhiễm Corticoid tại nhà an toàn và hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Cách điều trị da nhiễm Corticoid tại nhà luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì sử dụng kem trộn, mỹ phẩm kém chất lượng,… Bài viết dưới đây sẽ bật mí đến bạn những cách điều trị da nhiễm Corticoid có thể áp dụng ngay tại nhà.

Dấu hiệu nhận biết da nhiễm Corticoid

Corticoid được Bộ Y tế Việt Nam xếp vào nhóm “Thuốc độc bảng B” (Thuốc gây ngộ độc và nguy hiểm). Thế nhưng trên thực tế, có rất nhiều người vẫn sử dụng Corticoid trong chu trình dưỡng da vì khả năng làm mịn, sáng da nhanh chóng. Tuy nhiên, một khi ngừng sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên, da sẽ có những biểu hiện sau:

  • Da khô, bong tróc: Đây là mức độ nhẹ nhất của trình trạng nhiễm độc Corticoid. Thông thường ở giai đoạn này, da bạn sẽ sần sùi, bong tróc và xuất hiện những lớp vảy trắng.
  • Da mỏng, nhăn nheo: Dược chất của Corticoid hoạt động theo cơ chế bào mòn, làm suy thoái protein và giảm sắc tố da. Từ đó, da dần trở nên mỏng và nhăn nheo.
  • Da phát ban, bong bóng nước: Sau một thời gian, những bong bóng nước này sẽ dần vỡ và gây ra tình trạng mụn mủ. Da mặt lúc này cũng sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn đau rát, bừng đỏ nhẹ.
  • Giãn mạch máu: Corticoid kích thích giải phóng Oxit Nitric, từ đó làm giãn nở các mao mạch dưới da. Mặt khác, những cơn đau rát, nóng bừng cũng dần dữ dội hơn.
  • Viêm da kích thích: Đây là cấp độ nặng nhất của tình trạng nhiễm Corticoid. Ở giai đoạn này, các loại mụn nước và mủ vỡ ra, đôi khi xuất hiện cả lớp dịch vàng nâu. Đây là dấu hiệu cho thấy da của bạn đã dần bị hoại tử. Thêm nữa, da luôn ở trạng thái căng tức, phù nề do ứ nước trong da.
Dấu hiệu nhận biết da nhiễm Corticoid
Dấu hiệu nhận biết da nhiễm Corticoid

Cách điều trị da nhiễm Corticoid tại nhà bạn có thể áp dụng

Nếu gặp phải những dấu hiệu trên, bạn có thể áp dụng những cách điều trị da nhiễm Corticoid tại nhà dưới đây.

Giảm dần tần suất sử dụng sản phẩm chứa Corticoid

Khi phát hiện da đã nhiễm Corticoid, bạn đừng quá nôn nóng hay sợ hãi mà dừng hẳn sản phẩm có chứa Corticoid đó. Hãy lưu ý rằng nên “cai nghiện” nó một cách từ từ.

Nếu bạn đang sử dụng sản phẩm có chứa Corticoid 1 lần/ngày, hãy giãn tần suất sử dụng thành 1 lần/2 ngày. Sau đó là 2 lần/tuần và dần dần 1 lần/tuần. Để “cai nghiện” Corticoid cho da, bạn cần kiên trì và thực hiện đúng bước để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Giảm tần suất sử dụng sản phẩm chứa Corticoid
Giảm tần suất sử dụng sản phẩm chứa Corticoid

Tiến hành thải độc cho da

Sau khi đã dần “cai nghiện” Corticoid cho da, bạn nên tiến hành thải độc bằng những cách sau:

  • Xông hơi: Xông hơi được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả được nhiều chuyên gia đánh giá cao vì khả năng đào thải độc tố cực kỳ tốt. Bạn có thể thực hiện xông hơi tại nhà bằng cách kết hợp lá tía tô và chanh để nâng cao hiệu quả.
  • Uống nước rau diếp cá: Rau diếp cá có khả năng giảm sưng, kháng viêm và thanh lọc cơ thể cực kỳ ấn tượng vì thế uống nước ép rau diếp cá cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp thải độc Corticoid.
  • Đắp mặt nạ sữa chua: Ngoài khả năng cấp ẩm, phục hồi và tái tạo da, đắp mặt nạ sữa chua cũng là một giải pháp lý tưởng để loại bỏ độc tố. Bạn có thể kết hợp sữa chua với tinh bột nghệ, mật ong, trà xanh,… để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Cách điều trị da nhiễm Corticoid tại nhà bằng việc thải độc
Cách điều trị da nhiễm Corticoid tại nhà bằng việc thải độc

Áp dụng chế độ chăm sóc da đúng cách

Trong giai đoạn nhiễm Corticoid, bạn nên ngừng sử dụng các loại mỹ phẩm và áp dụng chu trình chăm sóc da dưới đây để đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo:

  • Làm sạch da: Làm sạch là bước chăm sóc da cực kỳ quan trọng. Trong lúc da đang nhiễm Corticoid, bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt hoặc các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ như Cetaphil.
  • Dưỡng ẩm: Da nhiễm Corticoid sẽ bị khô và bong tróc vì thế dưỡng ẩm là bước rất cần thiết. Bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có chứa vitamin E hoặc Axit Hyaluronic (HA). Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm có chứa hương liệu hay Paraben.
  • Sử dụng kem chống nắng: Chỉ nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30+, không chứa hương liệu và các thành phần như Kẽm Oxide, Titanium. Thêm nữa, trong quá trình điều trị, tuyệt đối không trang điểm vì có thể khiến tình trạng da nghiêm trọng hơn.
Lưu ý phải cấp ẩm cho da nhiễm Corticoid
Lưu ý phải cấp ẩm cho da nhiễm Corticoid

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Chế độ ăn uống và sinh hoạt góp phần không nhỏ trong quá trình điều trị da nhiễm Corticoid. Bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau để làm tăng hiệu quả phục hồi:

  • Đảm bảo uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, đào thải và thanh lọc cơ thể.
  • Tránh các loại đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
  • Cung cấp chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây, uống nhiều nước ép,…
  • Không nên thức khuya và ngủ đủ mỗi ngày từ 7 – 8 tiếng.
  • Hạn chế để bản thân rơi vào trạng thái stress, căng thẳng.
  • Tăng cường sức khỏe bằng việc tập luyện thể dục, thể thao.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng đến quá trình điều trị da nhiễm Corticoid
Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng đến quá trình điều trị da nhiễm Corticoid

Bài viết trên đã cung cấp những cách điều trị da nhiễm Corticoid tại nhà mà bạn có thể cân nhắc và áp dụng. Tuy nhiên, nếu gặp phải các vấn đề về da nghiêm trọng như nhiễm Corticoid, bạn vẫn phải nên thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám da liễu để nhận được tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp cho mình.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận