Mụn trứng cá là một loại biểu hiện của sự dậy thì ở trẻ lứa tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, có một vài trường hợp đặc biệt mụn trứng cá ở trẻ 9 tuổi. Vậy có ảnh hưởng gì hay không? Nguyên nhân và cách giải quyết ra sao? Nếu bé nhà bạn mắc phải trường hợp này thì đừng bỏ qua những thông tin quan trọng ở bài viết dưới đây nhé.
Tại sao mụn trứng cá xuất hiện ở trẻ 9 tuổi?
Mụn trứng cá là một trường hợp viêm nhiễm ở da do vi khuẩn hoạt động gây hại, và tuyến dầu nhờn của da tiết ra quá nhiều tạo điều kiện cho chúng phát triển nhanh hơn.
Tuy nhiên, trường hợp da tiết dầu nhờn mất kiểm soát chỉ xảy ra ở trẻ đang tuổi dậy thì, thông thường khoảng 12-18 tuổi và đây là một hiện tượng hết sức bình thường.
Đối lập với những thông tin trên vẫn có một số trường hợp cũng thường xuyên bắt gặp đó là mụn trứng cá ở trẻ 9 tuổi, để lý giải cho hiện tượng này thì chỉ có các nguyên nhân sau:
Trẻ dậy thì sớm
Trẻ em ngày nay được cho ăn uống quá nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, vì vậy lượng hoocmon tăng trưởng cũng vì thế mà tăng cao giúp trẻ lớn nhanh, thân hình cao ráo, xương cốt và các cơ quan sinh dục cũng phát triển với tốc độ nhanh hơn cơ chế thông thường.
Do đó, cơ thể trẻ sẽ có quá trình dậy thì sớm hơn độ tuổi quy định và trẻ 9 tuổi dậy thì sớm là chuyện bình thường nên các ông bố bà mẹ không cần lo lắng nhé.
Khi trẻ dậy thì sớm, tuyến mồ hôi dầu cũng điều tiết nhiều hơn, khiến da thường xuyên đổ dầu và gây nên hiện tượng mụn trứng cá ở trẻ 9 tuổi.
Nhiệt người, dị ứng da, côn trùng cắn
Một trường khác bị mụn trứng cá ở trẻ 9 tuổi nhưng không phải do dậy thì sớm mà do các nguyên nhân có thể là trẻ bị nhiệt người, dị ứng da hoặc bị côn trùng cắn.
Nhiệt người là khi cơ thể quá nóng, hệ tuần hoàn bị rối loạn khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn ngày thường và biểu hiện rõ nhất là lở miệng, mụn trứng cá trên da.
Trẻ cũng có thể bị dị ứng da với thời tiết, thức ăn hay bất cứ sự tác động nào từ môi trường và gây nên hiện tượng nổi mẩn ngứa, nổi mụn trứng cá ở trẻ 9 tuổi.
Nếu không phải các trường hợp trên thì có trẻ trẻ bị côn trùng như kiến, muỗi cắn và da trẻ em rất nhạy cảm, nên dễ bị làm độc và hình thành mụn trứng cá.
Cách giải quyết khi xuất hiện mụn trứng cá ở trẻ 9 tuổi
Tùy vào nguyên nhân gây nên mụn trứng cá mà có cách điều trị phù hợp và khắc phục được hậu quả. Do đó các ông bố bà mẹ hãy thật bình tĩnh và đưa trẻ đến khám bác sĩ da liễu để có chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ 9 tuổi.
Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng thuốc, kem bôi điều trị nếu có để giúp trẻ khắc phục được tình trạng này, tránh ảnh hưởng quá xấu đến làn da non trẻ của bé về sau.
Hoặc nếu bạn có thể căn cứ vào nguyên nhân gây ra và áp dụng cách điều trị dưới đây để tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Trường hợp dậy thì sớm
Bạn nên cho trẻ hấp thụ đủ các dưỡng chất, không nên hấp thụ thừa để quá trình dậy thì của trẻ diễn ra đúng với chu kỳ sinh trưởng thông thường. Tiếp đến cho trẻ vệ sinh thường xuyên hơn, kết hợp các bước làm sạch da mặt để hạn chế dầu nhờn, ngăn ngừa mụn.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng các loại thuốc bôi trị mụn dành cho trẻ được bác sĩ khuyến cáo để điều trị mụn đúng cách, an toàn cho trẻ nhé.
Trường hợp bệnh ngoài da
Nếu trẻ bị côn trùng cắn bạn nên cho trẻ ngủ mùng để bảo vệ da cho trẻ và phòng ngừa được các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, hãy thoa thuốc trị côn trùng cắn cho trẻ để làm giảm sưng nốt mụn và duy trì điều trị đến khi dứt điểm nhé.
Mặt khác, nếu trẻ bị nhiệt trong người, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm có tính giải nhiệt, thanh lọc máu và cho trẻ uống thuốc được bác sĩ kê đơn nếu có.
Đồng thời, hãy sử dụng thuốc bôi ngoài da để điều trị mụn trứng cá ở trẻ 9 tuổi, đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ.
Nếu trẻ bị dị ứng da thì bạn phải đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức để chẩn đoán và kê đơn thuốc uống, thuốc bôi phù hợp nhằm khắc phục được hậu quả về sau nhé.
Mụn trứng cá xuất hiện ở trẻ dưới thành niên có rất nhiều nguyên nhân gây nên và ứng với mỗi cách điều trị khác nhau. Vì vậy bạn cần phải tìm hiểu và ghi nhớ thật kỹ nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ 9 tuổi, đồng thời ứng dụng cách khắc phục như bài viết đã chia sẻ để ngăn mụn tàn phá làn da của bé nhé.
Bình luận