Tình trạng phun môi bị khô bong tróc không hiếm gặp hiện nay. Khi cách thức xử lý của kỹ thuật viên chưa vững, công nghệ phun lạc hậu và chăm sóc, vệ sinh môi không đảm bảo là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện này. Vậy đâu là giải pháp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất?
Biểu hiện môi bị khô bong tróc khi phun
Trên thực tế sau phun xăm, môi sẽ có biểu hiện bong tróc và đây là một phần không thể thiếu trong quá trình môi phục hồi. Tuy nhiên, khi môi bong tróc quá nhiều lại là dấu hiệu không nên bỏ qua bởi chúng như “lời cầu cứu” của cơ thể khi bị ảnh hưởng từ các tác nhân xấu.
Biểu hiện thường thấy nhất là phần da chết quá dày, bị bong thành từng mảng lớn, thậm chí xuất hiện những vết nứt sâu và chảy máu. Ngoài ra, chị em cũng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề cử động môi đồng thời cảm thấy đau rát khó chịu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng phun môi bị khô bong tróc
Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng môi bị khô và bong tróc sau phun xăm phải kể đến như:
Công nghệ phun lạc hậu
Công nghệ phun môi tiên tiến hiện nay đã sử dụng đầu bút phun nano siêu nhỏ để hạn chế tối đa việc xâm lấn vào da. Tuy nhiên, không phải cơ sở thẩm mỹ nào cũng đầu tư công nghệ làm đẹp mới này.
Nếu bạn phun môi bằng công nghệ lạc hậu với thiết bị phun xăm lỗi thời (đầu mực to và thô) dễ khiến cho các tế bào bị tổn thương. Đồng thời việc ứng dụng quy trình phun xăm không đảm bảo tiêu chuẩn y khoa cũng là nguyên do gây ra nhiều biểu hiện xấu cho môi.
Mực phun kém chất lượng
Mực phun kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và pha lẫn nhiều tạp chất có thể gây ra tình trạng môi khô ráp, bong tróc, chảy máu. Bên cạnh đó, mực phun nhân tạo, hữu cơ còn khiến màu môi lên không đạt tiêu chuẩn, thậm chí thâm sạm hơn so với lúc đầu.
Ngoài gây ra biểu hiện môi khô rát, mực phun không rõ chất lượng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm với sức khỏe. Lượng chì và hóa chất độc hại chưa được kiểm định khiến cơ thể xuất hiện độc tố, có thể dẫn đến ung thư da.
Tay nghề kỹ thuật viên
Nguyên nhân dẫn đến biểu hiện phun môi bị khô bong tróc cũng xuất phát từ tay nghề của kỹ thuật viên kém, chưa đủ kinh nghiệm để xử lý kỹ thuật di kim và điều chỉnh tốc độ hợp lý. Điều này khiến môi xuất hiện khuyết điểm và màu môi lên chỗ đậm chỗ nhạt. Nhiều trường hợp còn dẫn đến môi bị nhiễm trùng, sưng đau và lâu lành hơn.
Cơ địa và cách thức chăm sóc môi sau phun
Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp từ cơ sở thẩm mỹ môi thì vấn đề cơ địa và cách chăm sóc từ chính chủ dẫn đến tình trang môi khô bong tróc. Người có cơ địa xấu thường phản ứng xấu với tác động từ bên ngoài và trường hợp da môi bị thiếu ẩm, chảy máu là không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, cách chăm sóc môi sau phun cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình hồi phục của môi. Chẳng hạn, nếu bạn thường xuyên cạy lớp vảy, bóc lớp da chết trên môi dễ dẫn đến trường hợp môi chảy máu, tổn thương. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn rau muống, hải sản hoặc sử dụng chất kích thích cũng khiến vết thương khó lành và xuất hiện nhiều biến chứng xấu.
Cách khắc phục khi phun môi bị khô bong tróc
Nếu bạn không may rơi vào trường hợp môi nứt nẻ, chảy máu sau khi phun thì hãy bình tĩnh và xử lý bằng những cách thức đơn giản như sau:
Cấp ẩm kịp thời
Cấp ẩm bằng cách bổ sung lượng nước cần thiết mỗi ngày ( từ 1-2l nước/ngày) để kích thích sự phát triển của tế bào mới, cải thiện trình trạng môi thô ráp, thiếu nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể cấp ẩm cho môi bằng cách sản phẩm dưỡng môi từ tự nhiên như dầu dừa, nha đam, mật ong, dầu oliu,.. hoặc son dưỡng, vaseline.
Bổ sung vitamin
Chế độ ăn uống đóng một phần quan trọng cho sự hồi phục của vùng da bị tổn thương. Do đó, để cải thiện tình trạng môi chảy máu và nứt nẻ thì bổ sung rau củ quả giàu vitamin C như cam, dứa, cà chua, dưa hấu,…là cách hồi phục từ sâu bên trong giúp môi lên màu đẹp hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế dung nạp nhóm thực phẩm có tác động xấu đến môi như chất kích thích, đồ nếp, hải sản, rượu bia, rau muống, thịt bò, thịt gà,…
Thăm khám tại cơ sở thẩm mỹ, da liễu uy tín
Trong trường hợp đã thử tất cả các cách nêu trên mà môi vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện thì bạn cần đến ngay các cơ sở thẩm mỹ hoặc bệnh viện da liễu để được chẩn đoán và điều trị. Lúc này, tình trạng của bạn có thể đã trở nặng và cơ thể không tự phục hồi bằng các biện pháp loại nhẹ. Hãy tới bệnh viện thăm khám để giải quyết triệt để tình trạng này nhé.
Lưu ý khi phun xăm để môi không bị khô nứt
Một số lưu ý khi phun xăm dưới đây sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh cơ bản để môi không bị khô nứt, chảy máu:
- Vệ sinh đúng cách: Sau phun xăm, chị em dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để dặm nhẹ lên môi vài lần giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa virus tấn công gây viêm nhiễm.
- Hạn chế tối đa việc liếm môi hoặc sờ tay bóc da môi.
- Phun môi tại địa chỉ uy tín, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn về công nghệ, trang thiết bị, tay nghề kỹ thuật viên và chất lượng mực phun.
- Dưỡng môi thường xuyên trước và sau khi phun môi để môi được cấp ẩm và khỏe mạnh hơn.
Bài viết trên đây vừa giúp bạn đọc tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục phun môi bị khô bong tróc. Seoul Beauty hy vọng kiến thức này sẽ là cẩm nang hữu ích để chị em chăm sóc và sở hữu đôi môi mềm mại và mịn màng.
Bình luận