banner tháng 4

Phun môi bị tụ máu bầm? Nguyên nhân & cách phòng ngừa

Rate this post

Sau khi phun xăm, không ít nhiều các chị em xuất hiện hiện tượng môi bị tụ máu bầm, viền môi thâm tím mất thẩm mỹ. Vậy cần xử lý thế nào khi phun môi bị tụ máu bầm? Tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này chi tiết trong nội dung được Seoul Beaty chia sẻ dưới đây.

Vì sao phun môi bị tụ máu bầm

Phun môi là phương pháp làm đẹp thẩm mỹ sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm hạn chế tối đa tổn thương cho môi. Tuy nhiên, ít nhiều thì việc phun xăm cũng sẽ tác động tới vùng da môi khiến môi xuất hiện một số tình trạng bất thường như sưng tấy, đau nhức, mưng mủ, đặc biệt là tụ máu bầm trên môi.

Dấu hiệu phun môi bị tụ máu bầm dễ nhận biết với các biểu hiện như: Môi chuyển sang màu tím tái, viền môi bị thâm đen và có dấu hiệu sưng đau nhẹ. Hiện tượng này sẽ xuất hiện từ 2 đến 3 ngày sau khi thực hiện kỹ thuật phun xăm.

Hiện tượng môi bị tụ máu bầm sẽ xuất hiện sau 2-3 ngày phun môi
Hiện tượng môi bị tụ máu bầm sẽ xuất hiện sau 2-3 ngày phun môi

Dấu hiệu phun môi bị tụ máu bầm là gì?

Dấu hiệu phun môi bị tụ máu bầm dễ nhận biết với các biểu hiện như:

  • Môi chuyển sang màu tím tái.
  • Viền môi bị thâm đen và có dấu hiệu sưng đau nhẹ. 
  • Tích tụ máu bầm bên trong môi. 
  • Có cảm giác nhức khó chịu. 
  • Máu tụ bầm nhiều môi ngày càng sưng to. Triệu chứng này cho thấy môi bị nhiễm trùng nặng, cần khắc phục kịp thời. 
Dấu hiệu môi tụ máu bầm sau khi phun môi
Dấu hiệu môi tụ máu bầm sau khi phun môi

Các dấu hiệu này thường sẽ xuất hiện từ 2 đến 3 ngày sau khi thực hiện kỹ thuật phun xăm.

Nguyên nhân môi bị bầm sau khi phun

Để có hướng xử lý phun môi bị tụ máu bầm, chúng ta cần phải tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một số nguyên nhân phổ biến khiến môi bị tụ máu bầm sau khi phun xăm:

Vì cơ địa của khách hàng

Theo Đông y, những người có thể trạng tốt sẽ kiểm soát được tình trạng bệnh tốt hơn so với những người cơ địa xấu. Tương tự như khi phun môi, cơ địa của khách hàng là yếu tố quyết định đến tốc độ lành thương của môi cũng như hạn chế xuất hiện những tình trạng bất thường sau đó.

Người có cơ địa máu loãng khi phun môi sẽ xuất hiện nhiều nước mô, dẫn đến vùng di kim nhanh trôi màu. Do vậy, kỹ thuật viên sẽ phải thực hiện di kim lại nhiều lần để đảm bảo lượng màu đã lên đủ, đồng đều. Đây là lý do một số trường hợp sau phun môi sẽ xuất hiện máu bầm.

Người có cơ địa máu loãng có khả năng bị tụ máu bầm trên môi cao
Người có cơ địa máu loãng có khả năng bị tụ máu bầm trên môi cao

Vì trang thiết bị, kỹ thuật thực hiện

Trang thiết bị không đảm bảo an toàn, không đạt chuẩn chất lượng từ Bộ Y tế là nguyên nhân khiến môi bị tổn thương, bầm máu sau khi phun. Đầu kim phun quá to cũng như không được khử trùng kỹ càng sẽ khiến vùng da môi bị tổn thương nặng nề.

Bên cạnh đó, tay nghề của kỹ thuật viên còn non khiến lực di kim mạnh xuyên qua lớp thượng bì làm cho da bị tổn thương từ sâu bên trong dẫn đến máu tích tụ và gây bầm tím khu vực môi.

Trang thiết bị không an toàn là nguyên nhân khiến môi bị tổn thương
Trang thiết bị không an toàn là nguyên nhân khiến môi bị tổn thương

Vì mực phun kém chất lượng

Một số loại mực không có nguồn gốc xuất xứ, thành phần chứa nhiều chất hóa học cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự cân bằng môi trường cơ thể. Từ đó dẫn đến thay đổi sắc tố môi khiến môi thâm đen hơn.

Mực phun kém chất lượng khiến màu môi thâm sạm
Mực phun kém chất lượng khiến màu môi thâm sạm

Ngoài ra, mực phun kém chất lượng cũng khiến cho chất môi bị biến đổi, môi khó thấm màu mực và chuyển dần sang màu tím tái.

Xăm môi bị bầm tím có sao không?

Theo các chuyên gia phun xăm cho biết xăm môi bị bầm tím ở giai đoạn đầu sau khi phun xăm sẽ không sao. Triệu chứng này có thể hết sau khoảng 3-4 ngày. Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian này môi vẫn bị bầm tím, tụ máu, thậm chí xuất hiện tình trạng mưng mủ, cảm giác môi bị sưng nề,  gây đau nhức khó chịu kéo dài thì đây là cảnh báo môi của bạn đang “ốm” nghiêm trọng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khắc phục kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Phun môi bị tụ máu bầm bao lâu thì lành?

Như đã đề cập ở nội dung trên, thông thường môi bị tụ máu bầm tím sẽ hết sau khoảng 3-4 ngày sau phun. Sau khoảng thời gian này môi sẽ chuyển sang giai đoạn bong từng lớp vảy, lộ ra màu môi thật sau phun.

Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian này môi vẫn chưa hết tụ máu bầm thì bạn có thể áp dụng cách chườm đá lạnh, lăn nhẹ trên môi để giảm bớt máu bầm. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách gợi ý ở nội dung tiếp theo!

Làm gì khi phun môi bị tụ máu bầm?

Để đẩy nhanh quá trình phục hồi môi cũng như giúp giảm thiểu tình trạng máu bầm gây mất thẩm mỹ thì bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:

Giảm bầm bằng thuốc

Nếu môi sau phun có hiện tượng máu bầm, bạn có thể ngậm thuốc Alpha Choay có tác dụng kháng viêm, chống phù nề và đánh tan lượng máu bầm. Theo hướng dẫn từ nhà sản xuất, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 4-6 viên và ngậm dưới lưỡi. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé.

Trường hợp máu bầm quá nhiều thì bạn có thể sử dụng thuốc Đông dược Long Huyết P/H giúp giảm đau, tiêu sưng, giảm thiểu các vết bầm tím cũng như bảo các vết thương hở khỏi vi khuẩn gây hại.

Giảm bầm môi bằng thuốc Alpha Choay
Giảm bầm môi bằng thuốc Alpha Choay

Dùng kem kích màu môi

Một số trường hợp phun môi bị tụ máu bầm có thể diễn ra trong giai đoạn môi đã hoàn toàn bong vảy. Lúc này, bạn hãy sử dụng kem kích màu môi để màu môi lên được đều, hạn chế tình trạng thâm sạm, khô rát.

Một số sản phẩm kích màu môi cực kỳ phổ biến trong ngành phun xăm mà bạn có thể tham khảo như: Son kích màu môi PCD, bôi kích môi CS Lab, bôi kích màu Gabry, bôi kích màu Goochie, bôi kích môi Dưỡng collagen tinh chất vàng HQ,…

Kem kích màu môi giúp màu môi lên được đều
Kem kích màu môi giúp màu môi lên được đều

Dùng dầu dừa

Trong dầu dừa có chứa một lượng lớn vitamin E dưới dạng toco-trienol có khả năng làm tan các vết máu bầm và giảm thâm môi hiệu quả. Ngoài ra, dầu dừa còn có công dụng dưỡng ẩm, giúp vùng da bị tổn thương nhanh lành.

Nếu sau phun xăm, môi có dấu hiệu bầm tím thì bạn có thể thoa từ 1 đến 2 giọt tinh dầu dừa để làm dịu cơn đau nhức và nhanh chóng cải thiện tình trạng máu bầm trên môi.

Dầu dừa có khả năng làm tan các vết máu bầm
Dầu dừa có khả năng làm tan các vết máu bầm

Cấp ẩm cho môi

Vùng da môi nếu không được cấp ẩm kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng bong tróc, nứt nẻ, thậm chí là chuyển màu thâm sì mất thẩm mỹ. Nhất là sau khi phun xăm, môi càng được cấp ẩm mỗi ngày để nhanh chóng lành vết thương.

Bạn có thể sử dụng một số loại dầu có chiết xuất từ thiên nhiên để thoa lên môi sau khi phun như: Dầu dừa, dầu oliu, hạt lanh,… Với lượng axit béo dồi nào, bờ môi của bạn sẽ căng mọng và giảm được tối đa tình trạng thâm đen.

Cấp ẩm cho môi giúp môi căng mọng và cải thiện sắc tố
Cấp ẩm cho môi giúp môi căng mọng và cải thiện sắc tố

Chú ý cách vệ sinh sau khi phun môi

Sau khi phun xăm, bạn cần chú ý vệ sinh môi kỹ càng, hạn chế tối đa môi tiếp xúc với nước. Sử dụng khăn bông, bông tẩy trang và nước muối sinh lý để vệ sinh môi sau khi ăn uống, sinh hoạt.

Khi môi bong vảy, bạn không nên tác động nhiều đến môi như cạy lớp vảy, liếm môi hoặc sử dụng son, mỹ phẩm. Đặc biệt tuyệt đối không được sử dụng thêm bất kỳ liệu pháp thẩm mỹ nào lên môi sau phun xăm.

Có chế độ ăn uống phù hợp

Bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, vitamin có trong trái cây sẽ giúp  môi nhanh phục hồi và lên màu ưng ý. Bên cạnh đó, bạn nên kiêng ăn một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến độ lành thương của môi như: Thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp, rau muống,….

Hãy thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hợp lý cùng thói quen sinh hoạt điều độ để môi nhanh phục hồi. Đồng thời, tuyệt đối tránh xa các sản phẩm có chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý giúp môi nhanh phục hồi

Thăm khám

Nếu môi có dấu hiệu bầm máu thì bạn cần đến ngay các cơ sở thẩm mỹ uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ và kỹ thuật viên có chuyên môn sẽ đánh giá chính xác tình trạng của bạn và đưa ra liệu trình điều trị hợp lý, hiệu quả.

Ngoài ra, với tay nghề và kinh nghiệm phun môi lâu năm, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phun môi hạn chế xâm lấn tối đa. Từ đó giúp môi hạn chế tình trạng chuyển biến xấu và nhanh lành hơn.

Thăm khám bác sĩ khi môi có dấu hiệu bầm tím
Thăm khám bác sĩ khi môi có dấu hiệu bầm tím

Cách phòng tránh bị máu bầm sau phun môi

Dưới đây là một số cách phổ biến giúp hạn chế tình trạng bị máu bầm sau phun môi được bác sĩ thẩm mỹ tư vấn như sau:

Lựa chọn thẩm mỹ viện uy tín

Mặc dù tình trạng phun môi bị tụ máu bầm không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng ít nhiều sẽ tác động đến màu môi gây mất thẩm mỹ. Do đó, trước khi phun môi, bạn cần lựa chọn thẩm mỹ viện uy tín để hạn chế được những rủi ro trên.

Thẩm mỹ viện uy tín đảm bảo được cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên có tay nghề cao. Có như vậy thì bạn mới yên tâm khi làm đẹp an toàn tại đây.

Thẩm mỹ viện uy tín giúp chị em an tâm làm đẹp
Thẩm mỹ viện uy tín giúp chị em an tâm làm đẹp

Sử dụng mực phun môi hữu cơ, lành tính

Mực phun môi hữu cơ có chiết xuất 100% thành phần từ thiên nhiên, an toàn và lành tính với cơ thể. Đây là loại mực thường được các cơ sở thẩm mỹ uy tín sử dụng, giúp khách hàng có màu môi ưng ý và hạn chế tối đa tổn thương.

Do đó, bạn cần kiểm tra và xác định chính xác loại mực được sử dụng phun môi để phòng tránh các biến chứng môi thâm sạm, tụ máu bầm hoặc lên màu không đồng đều sau phun xăm.

Mực phun môi hữu cơ phòng tránh các biến chứng môi tụ máu, thâm sạm
Mực phun môi hữu cơ phòng tránh các biến chứng môi tụ máu, thâm sạm

Vệ sinh, ăn uống đúng cách

Yếu tố về sinh và ăn uống quyết định đến quá trình phục hồi vết thương trên môi sau phun. Chính vì vậy, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp và chăm sóc môi đúng cách để môi nhanh lành.

Khi phun xăm, bạn cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ về vệ sinh và chăm sóc môi. Không nên tự ý sử dụng thuốc bôi, thuốc uống mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Chọn thời điểm phun môi phù hợp

Để đảm bảo các yếu tố về sức khỏe sau phun môi, bạn nên lựa chọn phun xăm vào cuối tuần để có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc cần thận theo chế độ đặc biệt. Nếu ở khu vực xa thì nên tránh phun môi vào buổi trưa khi ánh nắng mặt trời gay gắt có thể ảnh hưởng đến môi.

Thời điểm phun môi phù hợp sẽ cần đáp ứng thêm một số yếu tố gồm: Sức khỏe trước khi phun môi ổn định, không sử dụng các chất kích thích trước khi phun xăm,…

Nên phun xăm vào cuối tuần để có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc môi
Nên phun xăm vào cuối tuần để có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc môi

Như vậy, bài viết seoulbeauty trên đây vừa chia sẻ cho bạn đọc về nguyên nhân, cách xử lý phun môi bị tụ máu bầm. Hy vọng kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn có thể xác định được tình trạng môi của mình sau phun và có hướng khắc phục khoa học, xử lý dứt điểm để nhanh chóng sở hữu đôi môi ưng ý.

Xem thêm các bài viết liên quan nổi bật

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận