Trứng là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất quý giá cho cơ thể nhưng cũng đồng thời là tác nhân ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương ở môi sau khi phun. Vậy phun môi kiêng trứng bao lâu? Xăm môi kiêng ăn trứng trong bao lâu? Hãy cùng theo dõi phần giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Phun môi kiêng trứng – Lý giải nguyên nhân tại sao
Trứng là một trong những thực phẩm được bác sĩ liệt kê trong danh sách cần kiêng khi vết thương chưa lành hoặc đang trong quá trình lên da non. Vậy tại sao cần kiêng trứng?
- Lượng protein trong trứng có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen khiến vết thương lên sẹo lồi, phì đại.
- Lòng trắng trứng làm các mô giảm độ đàn hồi khiến vết thương có màu sáng hơn so với da bình thường và gây loang lổ mất thẩm mỹ.
Chính vì vậy, sau khi phun môi bạn cần tuyệt đối kiêng trứng trong thực đơn của mình để phần da môi có quá trình lành tự nhiên, không bị cản trở bởi các nhân tố nào khác.
Phun môi kiêng trứng bao lâu?
Sau khi phun môi từ 1-2 tuần và môi đã lành, màu môi đạt chuẩn như mong muốn thì bạn có thể ăn trứng lại như bình thường. Trước khoảng thời gian này, nếu môi chưa thực sự phục hồi hoàn toàn, chưa có các dấu hiệu bong tróc hoặc màu đã lên nhưng chưa ổn định thì bạn vẫn nên kiêng tất cả các loại trứng như: Trứng gà, trứng vịt, trứng lộn, trứng cút hoặc bất kỳ các món ăn nào sử dụng nguyên liệu là trứng.
Việc phun môi kiêng trứng bao lâu sẽ phù thuộc vào cơ địa cũng như cơ chế chữa lành vết thương của cơ thể. Có người chỉ cần một tuần đã phục hồi nhưng có người phải mất tới 2 thậm chí tới 3 tuần. Bên cạnh đó, chế độ kiêng khem không hợp lý cũng như vệ sinh không kỹ vết thương cũng là yếu tố khiến môi lâu lành hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo về tần suất ăn trứng hợp lý và khoa học. Từ sau 1-2 tuần, bạn chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần. Sau 1 tháng, bạn có thể bắt đầu tăng số lượng trứng dung nạp cho cơ thể như bình thường.
Ăn trứng sau phun môi có sao không?
Không phải ai cũng biết rằng trứng là thực phẩm cần kiêng khi phun môi. Vậy nếu lỡ ăn trứng sau phun môi thì có sao không?
Nguy cơ gây sẹo lồi
Chất đạm có trong trứng là nguyên nhân khiến lượng collagen và elastin ở lớp trung bì của môi tăng trưởng nhanh chóng. Lúc này, phần da thừa sẽ bị đẩy lên quá nhiều dẫn đến hình thành sẹo lồi trên vết thương.
Mặc dù collagen đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy và tái tạo các tế bào mô nhưng nếu dung nạp quá nhiều thì nó lại chính là con dao hai lưỡi gây ra những tổn thương cho môi của bạn.
Gây ra hiện tượng màu môi không đều, mất thẩm mỹ
Lòng đỏ trứng có chứa Lecithin là chất béo không bão hòa giúp cân bằng lượng cholesterol ở mức ổn định trong máu. Đây là một thành phần cực kỳ tốt trong trứng mà cơ thể cần được dung nạp thường xuyên.
Tuy nhiên, lecithin lại là một chất có tính thấm hút bề mặt. Điều này đồng nghĩa với việc khi tác động lên vùng da môi thì lecithin sẽ nhanh chóng thấm hút các hạt màu được giữ lại ở lớp thượng bì khiến màu môi bị trung hòa và nhạt hơn so với mong muốn. Nhiều trường hợp Lecithin có thể khiến màu môi bị loang lổ, không đồng đều chỗ đậm chỗ nhạt rất mất thẩm mỹ.
Khiến vết thương lâu lành
Trong trứng có chứa hàm lượng lớn kẽm và sắt rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, khi cơ thể đang có vùng da bị tổn thương thì kẽm và sắt lại là nhân tố cản trở tốc độ di chuyển của các tế bào sừng, nguyên bào sợi đến các vùng da bị tổn thương.
Lúc này, vùng da môi sẽ chậm bong vảy cũng như kéo dài thời gian phục hồi vết thương. Vùng da môi chưa lành sẽ sưng và đau kéo dài, dẫn đến nhiều bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt.
Xử lý thế nào khi lỡ ăn trứng sau phun môi?
Nếu như bạn đã lỡ ăn trứng sau phun môi thì ngay lập tức nên dừng lại và cắt bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn của mình. Hãy chờ đến khi môi phục hồi hoàn toàn thì bạn có thể ăn lại trứng như bình thường.
Trường hợp sau khi ăn trứng môi bắt đầu có dấu hiệu lên sẹo lồi, đau nhức kéo dài thì ngay lập tức bạn cần liên hệ tới bác sĩ để được thăm khám, chữa trị kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung vào thực đơn của mình các vitamin nhóm A, B, E giúp đẩy nhanh quá trình hình thành mô mới để vết thương nhanh lành. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng chống lại virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Phun môi cần kiêng thêm những thực phẩm gì?
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng môi sau phun, trong đó kỹ thuật phun môi chiếm 50% và chế độ ăn uống, phương pháp chăm sóc chiếm 50% còn lại.
Do đó, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ và kiêng thêm một số thực phẩm như sau:
- Thịt gà, thịt bò: Lượng sắt và magie có trong thịt bò, thịt gà khiến vết thương trên môi lên sẹo và màu môi không lên đều sau phun.
- Đồ nếp: Kiêng xôi, bánh chưng và những món ăn được làm từ gạo nếp để hạn chế tình trạng môi sưng, đau nhức sau phun.
- Rau muống: Chất folate trong rau muống có thể khiến vết thương lâu lành hơn, đồng thời làm giảm quá trình phục hồi các sắc tố cho đôi môi.
- Hải sản: Chất đạm có trong hải sản có thể kích thích làm lượng collagen ở mức cao khiến vết thương xuất hiện sẹo lồi hoặc sưng tấy.
- Rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích có hại cho cơ thể: Các chất này có ảnh hưởng cực kỳ xấu tới vùng da môi thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề.
Seoul Beauty hy vọng rằng thông qua giải đáp về Phun môi kiêng trứng bao lâu, xăm môi kiêng trứng bao lâu và chia sẻ về những thực phẩm cần kiêng thêm sau phun môi sẽ giúp các bạn hiểu rõ về thời gian kiêng khem cần thiết.
Đây là những điều cần được đặc biệt lưu ý nếu như bạn muốn sở hữu đôi môi lên màu đẹp, căng mọng như mong muốn.
Bình luận