banner thang 9

Tẩy nốt ruồi kiêng gì và nên ăn gì để mau lành, không bị sẹo

Rate this post

Tẩy nốt ruồi hiện nay là một phương pháp rất phổ biến giúp loại bỏ những nốt ruồi phá tướng hoặc kém thẩm mỹ một cách nhanh chóng và vô cùng hiệu quả.

Tuy nhiên, nhiều người sau khi trở về từ spa thường băn khoăn tẩy nốt ruồi kiêng gì mau lành nhất. Hãy cùng tìm hiểu danh sách những thứ nên kiêng và không cần kiêng sau khi tẩy nốt ruồi trong bài viết này nhé!

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì để da không bị lên sẹo?

Trong quá trình tẩy nốt ruồi, các chuyên viên sẽ dùng những kỹ thuật khác nhau để tác động trực tiếp vào da lấy đi tận gốc những tế bào sắc tố sậm màu. Do đó, quá trình tẩy nốt ruồi thường sẽ khiến da chảy máu và phải chờ đợi vết thương phục hồi trong một khoảng thời gian.

Bởi vậy, nếu không có một chế độ ăn uống đúng cách, những vết thương này sẽ để lại sẹo cực kỳ mất thẩm mỹ và khiến bạn tự ti.

Thủy hải sản

Theo các chuyên gia, thủy hải sản như tôm, sò, ốc, hến… là những thực phẩm cần tránh ăn sau khi tẩy nốt ruồi. Những loại thực phẩm này thường chứa rất nhiều đạm, thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào nhanh chóng nên dễ gây sẹo lồi.

Bạn nên kiêng thủy hải sản sau khi tẩy nốt ruồi từ 1 - 2 tuần
Bạn nên kiêng thủy hải sản sau khi tẩy nốt ruồi từ 1 – 2 tuần

Bên cạnh đó, những loại thủy hải sản cũng mang tới nguy cơ dị ứng cao gây nổi mụn đỏ và tạo cảm giác ngứa ngáy vùng vết thương, khiến bạn luôn có xu hướng gãi hoặc bóc vảy gây xước xát. Do đó, bạn nên tránh xa thủy hải sản trong vòng khoảng 2 tuần sau khi tẩy nốt ruồi.

Trứng

Trứng là một loại thực phẩm trả lời cho câu hỏi tẩy nốt ruồi kiêng gì. Bạn cần loại bỏ trứng khỏi thực đơn sau khi tẩy nốt ruồi do lượng đạm quá cao trong trứng gà có thể khiến cho tế bào sản sinh quá nhanh, khiến cho sẹo lồi hình thành và vùng da tại vết thương trở nên sần sùi. Bạn cần chú ý kiêng ăn trứng gà cho tới khi vết tẩy nốt ruồi đã tróc vảy và lành hẳn.

Trứng có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương sau khi tẩy nốt ruồi
Trứng có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương sau khi tẩy nốt ruồi

Rau muống

Theo kinh nghiệm truyền lại từ dân gian, ăn rau muống khi cơ thể đang có vết thương sẽ tạo điều kiện cho vùng da bị thâm sạm và dễ mọc mụn lồi. Đây là loại rau mà nàng cần hết sức chú ý loại bỏ khỏi bữa ăn hằng ngày, kể cả việc uống nước canh rau muống. Thời gian kiêng sẽ kéo dài khoảng 2 tuần để không khiến cho vùng da tẩy nốt ruồi bị thâm.

Tẩy nốt ruồi kiêng gì? - Rau muống
Tẩy nốt ruồi kiêng gì? – Rau muống

Thịt gà và thịt bò

Đây là hai loại thịt chủ yếu trong nhiều bữa ăn của các gia đình Việt. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải kiêng hai loại thịt bổ dưỡng này sau khi tẩy nốt ruồi do hàm lượng đạm cao dẫn tới ngứa ngáy.

Không chỉ vậy, tính nóng trong hai loại thịt này cũng khiến cho bạn có cảm giác ngứa ngáy tại vết thương, thậm chí có trường hợp khiến da mưng mủ. Bởi vậy, kiêng thịt gà và thịt bò trong khoảng 1 tuần sẽ là điều nên làm nếu bạn vừa tẩy nốt ruồi.

Thịt bò là một trong những loại thực phẩm cần kiêng khi tẩy nốt ruồi
Thịt bò là một trong những loại thực phẩm cần kiêng khi tẩy nốt ruồi

Đồ ăn làm từ nếp

Đồ nếp là những loại thực phẩm làm từ gạo nếu như xôi, chè, bánh… Đây được đánh giá là những món ăn “độc” đối với những người đang có vết thương bởi khả năng gây sưng ngứa và mưng mủ của loại thực phẩm này. Bạn cần kiêng đồ làm từ nếp trong khoảng 1 – 2 tuần để làn da hồi phục nhanh chóng và không gây ngứa ngáy, khó chịu.

Đồ nếp có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu cho vết thương
Đồ nếp có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu cho vết thương

Đồ uống chứa chất kích thích

Những chất có cồn như rượu, bia, cafe… có ảnh hưởng không tốt tới những vùng da có vết thương như khiến da lâu lành, làn da trở nên sẫm màu và để lại thâm sẹo.

Bởi vậy, bạn cần kiêng bia rượu cũng như những chất kích thích khác trong khoảng thời gian vết thương đang khô dần, thậm chí hãy bỏ hẳn để chúng không gây tác động xấu đối với sức khỏe.

Đồ uống chứa chất kích thích có thể khiến da lâu hồi phục
Đồ uống chứa chất kích thích có thể khiến da lâu hồi phục

Cần ăn gì để da mau lành?

Ngoại trừ danh sách các thực phẩm nên kiêng, bạn vẫn có thể thoải mái bổ sung vào bữa ăn của mình những thực phẩm sau để vết thương nhanh hồi phục với vẻ đẹp mềm mịn và đàn hồi nhất:

Loại thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A là loại vitamin cực kỳ có ích cho những ai đang chữa trị vết thương bởi khả năng làm sáng da cũng như cải thiện nền da bằng phẳng và đàn hồi nhanh chóng. Bạn có thể tăng cường loại vitamin này bằng cách ăn những thực phẩm như carot, khoai lang, ớt chuông, ngô ngọt…

Loại thực phẩm giàu vitamin E

Công dụng phục hồi cũng như dưỡng da mềm mịn của Vitamin E đã quá nổi tiếng, do vậy bạn hoàn toàn có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin E nhằm giúp cho vết tẩy nốt ruồi phục hồi nhanh chóng. Một số thực phẩm giàu vitamin E dễ mua có thể kể đến như bơ, dầu olive, cải xanh, súp lơ…

Thực phẩm giàu vitamin E cần được bổ sung sau khi tẩy nốt ruồi
Thực phẩm giàu vitamin E cần được bổ sung sau khi tẩy nốt ruồi

Loại thực phẩm giàu vitamin C

Bên cạnh vitamin A hay E, những thực phẩm giàu vitamin C cũng có công dụng hữu hiệu trong việc làm sáng da và giúp cho vết thương sau khi hồi phục không để lại sẹo thâm xấu xí.

Hơn thế nữa, vitamin C còn là một chất hỗ trợ chống viêm hiệu quả cho vết thương sau khi tẩy nốt ruồi. Các loại thực phẩm như cam, chanh, quýt, bưởi, ổi, rau bina… sẽ giúp thực đơn của bạn phong phú hơn và làm lành vết tẩy nốt ruồi.

Loại thực phẩm giàu kẽm

Bên cạnh các loại vitamin, bạn cũng nên ưu tiên những thực phẩm giàu khoáng chất kẽm vào thực đơn sau khi mới tẩy nốt ruồi. Điều này là bởi kẽm có công dụng thúc đẩy quá trình tái tạo của tế bào biểu bì, giúp vết thương nhanh lành và có độ đàn hồi.

Một số thực phẩm giàu kẽm bạn có thể thêm vào thực đơn bao gồm thịt lợn, các loại ngũ cốc, các loại thực phẩm từ đậu nành, sữa…

Tẩy nốt ruồi kiêng gì trong hoạt động thường ngày?

Bên cạnh chế độ ăn uống thận trọng, bạn cũng cần có một chế độ sinh hoạt khoa học để vết thương phục hồi nhanh nhất. Để đạt được điều đó, bạn sẽ cần tuân thủ những vấn đề dưới đây.

Kiêng quan hệ

Sau khi tẩy nốt ruồi, vết thương mới đang trong quá trình khô lại dần, bởi vậy nên việc quan hệ trong thời gian này có thể khiến vết thương dễ bị tác động và gây trầy xước. Do đó bạn nên kiêng quan hệ trong khoảng 4 – 5 ngày sau khi tẩy nốt ruồi.

Kiêng nước

Như đã đề cập, vết thương từ việc tẩy nốt ruồi khi chưa khô hẳn sẽ dễ bị tróc vảy và xước sát. Nếu để vùng vết thương tiếp xúc với nước ngay khi về nhà sẽ làm cho bề mặt bị ẩm và vết thương bị làm mềm và bong tróc gây ngứa ngáy. Do đó, bạn hãy kiêng nước trong khoảng 12 tiếng kể từ khi về nhà và chỉ lau rửa thật nhẹ những vùng vừa tẩy nốt ruồi.

Bạn không nên để vết thương tiếp xúc với nước sau khi tẩy nốt ruồi
Bạn không nên để vết thương tiếp xúc với nước sau khi tẩy nốt ruồi

Kiêng tác động mạnh

Một lưu ý trong việc tẩy nốt ruồi kiêng gì chính là kiêng tác động mạnh. Vết thương sau khi tẩy vẫn còn rất yếu và hoàn toàn chưa khô vảy, bởi vậy khi bị tác động bởi lực mạnh như gãi hay chà xát sẽ khiến chúng trầm trọng hơn và khô lâu hơn. Hãy thao tác thật nhẹ nhàng khi cần vệ sinh vùng da có vết thương và tránh khiến lớp vảy bị bong khi chưa khô hẳn.

Cần kiêng trong bao lâu kể từ khi tẩy nốt ruồi?

Đối với chế độ ăn uống, bạn nên kiêng ăn những thực phẩm như thịt gà, bò, rau muống… trong khoảng 10 – 14 ngày để da không bị sưng tấy hay lên sẹo lồi.

Đối với những lưu ý về sinh hoạt, bạn cần kiêng nước hoàn toàn trong 12h đầu và chỉ thấm rửa thật nhẹ nhàng với nước sau khoảng thời gian này. Nếu bạn muốn an toàn nhất, hãy kiêng tất cả những lưu ý trên đây cho tới khi lớp vảy bong tróc và da đã lành hẳn.

Thời gian kiêng đối với chế độ sinh hoạt và ăn uống có sự khác nhau
Thời gian kiêng đối với chế độ sinh hoạt và ăn uống có sự khác nhau

Những lưu ý cần lưu tâm sau khi tẩy nốt ruồi

Bên cạnh danh sách thực phẩm kiêng ăn cùng những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày, vẫn có những lưu ý nhỏ bạn cần chú tâm hơn nữa sau khi tẩy nốt ruồi:

  • Làm sạch da theo lời khuyên của bác sĩ

Trước khi rời khỏi spa, hãy lắng nghe kỹ càng lời khuyên vệ sinh da của bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối. Bạn không nên tự ý vệ sinh da bằng cách sử dụng những sản phẩm tẩy rửa mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ, dễ khiến cho da bóc vảy non và để lại thâm sẹo.

  • Hạn chế chạm tay vào chỗ vết thương

Một lưu ý nữa chính là hay tránh động chạm vào vết thương. Cảm giác ngứa ngáy là không thể tránh khỏi do da đang khô lại và tế bào mới mọc lên. Tuy nhiên hãy phớt lờ những biểu hiện này và tuyệt đối không nên chạm tay vào chỗ có vết thương tẩy nốt ruồi. Điều này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào da gây sưng viêm, mụn đỏ và mẩn ngứa.

Bạn tuyệt đối không được sờ tay lên vùng vừa tẩy nốt ruồi
Bạn tuyệt đối không được sờ tay lên vùng vừa tẩy nốt ruồi
  • Bảo vệ da khi ra ngoài đường

Không chỉ riêng làn da sau khi tẩy nốt ruồi mà bất kể lúc nào bạn cũng cần chống nắng cho làn da của mình. Vào những ngày trời nắng nóng và hoạt động nhiều, đừng quên apply lại kem chống nắng mỗi 4 tiếng/1 lần để tránh nguy cơ tia UV khiến da xỉn màu và để lại sẹo thâm.

  • Dùng thuốc theo đơn bác sĩ kê

Hãy cố gắng uống thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bạn không nên tùy ý mua thuốc ngoài hoặc sử dụng thuốc bôi không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn nếu thấy vết thương có những bất thường như mưng mủ hoặc sưng tấy và mẩn đỏ.

Vậy là bạn vừa có câu trả lời cho thắc mắc tẩy nốt ruồi kiêng gì rồi đó! Seoul Beauty hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ có một chu trình chăm sóc vết thương khoa học và hiệu quả nhất!

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận