banner thang 9

Cách nặn mụn trứng cá không để lại sẹo

Rate this post

Mụn trứng cá là tình trạng bị nang lông – tuyến bã nhờn bị viêm đỏ và có thể gây ra sự tổn thương. Chúng xuất hiện chủ yếu ở những vùng da tiết dầu như vùng vai, lưng, ngực.

Cơ chế hình thành mụn đã được xác định là do việc tăng tuyến bã nhờn quá nhiều, gây ra hiện tượng sừng hóa của nang lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mụn.

Mụn trứng cá xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn dậy thì
Mụn trứng cá xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn dậy thì

Có nên nặn mụn trứng cá hay không

Với sự tiến bộ của khoa học hiện nay, cũng như theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa thì thói quen nặn mụn trứng cá trên da mặt của nhiều chị em phụ nữ là việc làm không nên. Khi bạn cố gắng nặn lấy nhân mụn ra ngoài sẽ phá vỡ đi lớp hàng rào có tác dụng bảo vệ làn da, dẫn đến nguy cơ da mặt bị sẹo.

Trong trường hợp mụn trứng cá chứa mủ bị nhiễm trùng thì khi bạn nặn mụn sẽ làm lây lan vi khuẩn vào lỗ chân lông, nang lông hoặc các vết thương hở trên da. Từ đó dẫn đến việc mụn trứng cá xuất hiện càng nhiều hơn.

Khi bạn tự mình nặn mụn trứng cá trên da mặt thì cũng đồng nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương tự nhiên của da. Điều này làm thời gian hồi phục tổn thương, tái tạo da bị kéo dài hơn.

Hơn nữa việc làm đó cũng gây ra tắc nghẽn lỗ chân lông, làm cho da bị viêm càng nặng hơn trước khi nặn mụn trứng cá.

Tuy nhiên trong một số trường hợp mụn trứng cá nhẹ, không bị viêm thì bạn cũng có thể dùng cách nặn để làm sạch nhân mụn, như:

  • Mụn đầu trắng: Đây là loại có nhân mụn màu trắng, không gây ra sự đau đớn hay rát trên da mặt, mụn thường nổi thành từng đám nhỏ.
  • Mụn đầu đen: Mụn có đầu màu đen hoặc xám do bị ảnh hưởng của quá trình oxy hóa, nhân mụn màu trắng và mụn không gây ra đau.

Trường hợp mụn mà bạn không nên nặn – cách tốt để bảo vệ da mặt:

  • Mụn trứng cá bọc: đây là loại mụn thường sưng to, bên trong chứa mủ, hay bị tình trạng viêm nhiễm, không thấy cồi mụn bên trong.
  • Mụn trứng cá cụm: mụn có cồi màu trắng, thường nổi thành từng đám từng cụm, bên trong có mủ, sưng to và gây ra tình trạng đau nhức cho người bị mụn.
  • Mụn trứng cá ác tính: đây là loại mụn nguy hiểm, có thể gây đau nhức dẫn đến sốt, phần lớn sẽ để lại sẹo hoặc loét da khi bạn tiến hành nặn mụn.
  • Mụn đinh râu: Kiểu mụn có thể xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ em, chủ yếu mọc ở cằm và khu vực miệng, rất giống với mụn bọc.
  • Mụn thịt: Kiểu mụn này thường mọc xung quanh khu vực mắt, bên dưới lông mày, bên trên mí mắt. Mụn thịt này bạn không nên nặn mà nó thường được điều trị bằng phương pháp đốt sẽ hiệu quả hơn.

Do đó bạn không chỉ quan tâm có nên nặn mụn trứng cá hay không mà còn nên biết rõ loại mụn nào nên và không nên nặn. Có như vậy mới giúp ích được cho bạn trong cách trị mụn hiệu quả.

Nguy cơ của việc nặn mụn trứng cá tại nhà

Nhiễm trùng da mặt

Bàn tay được biết đến là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho da mặt
Bàn tay được biết đến là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho da mặt

Như bạn cũng biết bàn tay của chúng ta là bộ phận tiếp xúc với nhiều bề mặt các đồ vật xung quanh nhất, nên cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn mà mắt thường của mình không thể nhìn thấy được.

Do đó việc bạn nặn mụn bằng tay hoặc dùng cây nặn mụn đều có thể truyền vi khuẩn từ tay qua da mặt, làm cho mụn không những không hết mà còn mọc nhiều trên diện rộng, mức độ nguy hiểm hơn trước. Bên cạnh đó còn gây ra tình trạng đau nhức và viêm xung quanh khu vực mụn.

Trong trường hợp bạn tự nặn mụn trứng cá nhưng lại không lấy được toàn bộ nhân mụn ra ngoài hoặc lưu lại một số chất trên da thì rất nguy hiểm. Điều đó sẽ làm cho da mặt của bạn bị tổn thương, ảnh hưởng đến lỗ chân lông. Trường hợp này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe da mặt.

Ảnh hưởng đến thần kinh

Thần kinh của bạn sẽ bị ảnh hưởng khi nặn mụn tại những khu vực tập trung nhiều dây thần kinh
Thần kinh của bạn sẽ bị ảnh hưởng khi nặn mụn tại những khu vực tập trung nhiều dây thần kinh

Khu vực trên gương mặt mà mụn trứng cá thường hay phát triển nhất là vùng cánh mũi. Khi bạn nặn mụn ở vùng da này sẽ gây ra sự đau đớn rất nhiều cho bạn, vì đây là vùng nhạy cảm, tập trung nhiều dây thần kinh.

Hơn nữa, cánh mũi cũng rất khó cho bạn khi nặn nên nếu bạn cứ cố gắng nặn sẽ phải chịu những cơn đau, làm ảnh hưởng đến dây thần kinh.

Gây ra tình trạng da mặt bị rỗ

Da mặt bị rỗ là một trong những tác hại của thói quen nặn mụn trứng cá
Da mặt bị rỗ là một trong những tác hại của thói quen nặn mụn trứng cá

Theo nhiều nghiên cứu cũng như các chuyên gia làm đẹp thường chia sẻ, khi nặn mụn sẽ làm cho da bị tổn thương và cho đến khi lành lại thì các mô cũng đã bị mất đi ít nhiều.

Do đó sau khi bạn nặn mụn rất dễ để lại những vết sẹo lõm trên da mặt, những tổn thương trên da càng lớn thì phần trăm mô mất đi càng nhiều dẫn đến tình trạng da mặt bị rỗ.

Cho dù khi bạn trang điểm thì cũng khó che đi những vết rỗ lớn, sâu trên da, cách tốt nhất là bạn nên hạn chế nặn mụn trứng cá.

Những vết sẹo xấu xí sau khi nặn mụn

Nhắc đến sẹo dù là vết sẹo to hay nhỏ, dù ở bất kì vị trí nào trên cơ thể thì chị em phụ nữ cũng đều không mong muốn, đặc biệt là sẹo trên gương mặt. Nếu bạn nặn mụn trứng cá rất dễ để lại sẹo trên da và đây là sẹo lâu dài, khó chữa trị, đòi hỏi bạn phải được điều trị bằng các phương pháp đặc biệt.

Do đó nếu không mong muốn trên gương mặt có sẹo thì câu hỏi có nên nặn mụn trứng cá hay không chắc hẳn bạn đã có câu trả lời.

Vết thâm trên da mặt

Nặn mụn trứng cá làm cho da mặt bị thâm, làm bạn mất nhiều thời gian cũng như công sức chữa trị thâm
Nặn mụn trứng cá làm cho da mặt bị thâm, làm bạn mất nhiều thời gian cũng như công sức chữa trị thâm

Việc làm tự nặn mụn trứng cá, đó là một thói quen không tốt và bạn không nên thực hiện. Khi nặn mụn bạn đã vô tình làm các sắc tố trong da tăng lên dẫn đến tình trạng da bị thâm, xỉn màu.

Hiện tượng tăng sắc tố da thường sẽ mất vài tháng hoặc có thể là nhiều năm để chúng phai dần. Do đó bạn nên hạn chế nặn mụn để không có những vết thâm trên da mặt.

Tình trạng mụn nặng hơn

Việc nặn mụn trứng cá thực tế còn nguy hiểm hơn vì đây là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng mụn lây lan nhiều hơn, mụn bị viêm nghiêm trọng hơn.

Khi bạn nặn những vi khuẩn từ tay có thể truyền vào da mặt, hơn nữa nặn tạo ra vết thương hở trên da tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong làm cho tình trạng mụn ngày càng nặng.

Bên cạnh đó trường hợp bạn nặn mụn trứng cá ở khu vực quanh miệng còn dễ gây ra nhọt, mụn độc… có thể dẫn đến trường hợp tử vong cho người nặn mụn. Vì  vậy bạn nên lưu ý khi nặn mụn trứng cá ở vùng miệng, cằm.

Khi nào nên nặn mụn

Khi mặt bắt đầu xuất hiện mụn trứng cá thì không nên tác động trực tiếp lên các nốt mụn đó như sờ, bóp, nặn. Tuy nhiên nó chỉ đúng với những bé mụn mới hình thành.

Còn đối với những nốt mụn đã chín cồi thì bạn để quá lâu trên mặt thì có thể trở thành tàn nhang trên mặt. Vì thế cách nặn mụn đúng đắn nhất là những nốt mụn chín già và đã hiện rõ nhân mụn lên trên, xuất hiện cồi mụn.

Cách nặn mụn trứng cá đúng cách

Chuẩn bị dụng cụ nặn mụn

Bạn chuẩn bị các dụng cụ sau để có thể sử dụng đúng cách nặn mụn trứng cá như cây nặn mụn, tăm bông, bông gòn, cồn y tế, nhíp lấy mụn.

Bạn lưu ý là trước khi lấy mụn thì các dụng cụ nặn mụn này cần được khử trùng để tránh làm tình trạng mụn nặng hơn. Bên cạnh đó, sau khi đã sử dụng các dụng cụ này bạn nên vệ sinh kỹ lại với cồn rồi bảo quản ở nơi khô ráo.

Trước khi lấy mụn thì các dụng cụ nặn mụn này cần được khử trùng
Trước khi lấy mụn thì các dụng cụ nặn mụn này cần được khử trùng

Lựa chọn thời điểm nặn mụn

Bạn nên thực hiện nặn mụn vào ban tối trước khi đi ngủ. Bởi vì lúc này da của bạn sẽ có thời gian nghỉ ngơi sau khi bạn đã tác động lên da.

Vệ sinh da mặt và da tay

Bạn rửa tay bằng xà phòng kể cả các khe và ngón tay để làm sạch tay, sau đó làm khô tay bằng khăn sạch. Trước khi thực hiện nặn mụn bạn cũng nên cần làm sạch da mặt để dễ dàng thấy nhân mụn hơn. Bạn dùng nước tẩy trang để lau sạch đi lớp phấn trang điểm. Sau đó bạn rửa mặt lại với sữa rửa mặt và massage nhẹ nhàng để cuốn đi lớp bụi bẩn còn lại.

Trước khi nặn mụn cần vệ sinh tay kỹ càng
Trước khi nặn mụn cần vệ sinh tay kỹ càng

Nặn mụn

Để quá trình nặn mụn diễn ra nhanh chóng bạn có thể xông hơi để các lỗ chân lông giãn nở. Bạn có thể xông hơi bằng nước ấm hoặc lá trà xanh.

Hãy cẩn thận khi nặn mụn, bạn nên lựa chọn những nơi có đủ ánh sáng để xác định rõ loại mụn nào cần nặn hay không. Sau đó bạn chấm cồn 70 độ lên da và kim.

Dùng kim nhẹ nhàng đâm lên đầu mụn và ấn nhẹ để mụn diễn ra nhẹ nhàng nhất, nhanh và không gây đau sưng. Sau đó nặn mủ ra nhẹ nhàng và dùng bông lau để loại bỏ đi nhân mụn.

Vệ sinh da lại sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn xong, bạn nên ngăn chặn vi khuẩn gây mụn thông qua làm sạch các vết bẩn còn sót lại. Sau một khoảng thời gian bạn có thể đắp mặt nạ dưỡng da để da được cấp ẩm tốt hơn.

Sau khi đã nặn mụn nên thoa thuốc để tránh để lại sẹo
Sau khi đã nặn mụn nên thoa thuốc để tránh để lại sẹo

Chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn da hay bị rỗ, vì thế để có thể se khít lỗ chân lông và không có vết thâm thì bạn có thể sử dụng kem trị mụn để thoa lên vùng da vừa mới nặn.

Sau khi nặn mụn da cũng rất dễ sẽ bị thâm. Chính vì thế nếu chúng ta không chăm sóc cẩn thận thì có thể sẽ khiến cho tình trạng trị thâm sau này khó khăn. Da đã bị tổn thương và trở nên khó điều trị hơn. Vì thế cần có biện pháp chăm sóc da đúng đắn để da không bị thâm do sẹo để lại.

End: Trên đây là cách nặn mụn trứng cá đúng cách và hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ nhanh chóng lấy lại vẻ đẹp cho mình khi loại bỏ đi những đốm mụn đó.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận