banner tháng 4

Tẩy nốt ruồi có ăn được mì tôm không và nên kiêng bao lâu?

Rate this post

Tẩy nốt ruồi là phương pháp loại bỏ nốt ruồi vĩnh viễn trên mô da. Sau khi thực hiện, bạn cần thực hiện chế độ kiêng khem nghiêm ngặt để tránh vết thương nhiễm trùng hoặc để lại sẹo thâm. Hãy cùng giải đáp câu hỏi tẩy nốt ruồi có ăn được mì tôm không và những thực phẩm cần tránh trong bài viết dưới đây.

Giải đáp: Sau khi tẩy nốt ruồi có ăn được mì tôm không?

Mì tôm hay mì ăn liền vốn là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi sự nhanh gọn, tiện lợi trong khâu chế biến, đặc biệt giá thành rẻ. Mì tôm được sử dụng rất thường xuyên trong các bữa phụ hoặc chính. Vì thế, không ít chị em băn khoăn liệu sau khi tẩy nốt ruồi có ăn được mì tôm không.

Theo các chuyên gia da liễu, bột mì là thành phần chủ yếu bên trong các gói mì ăn liền kết hợp thêm những chất phụ gia khác. Về cơ bản, nếu ăn số lượng ít, bột mì sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hồi phục vết thương hở. Nếu sử dụng mì ăn liền thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày thì có thể gây tác động xấu đến quá trình da hồi phục.

Tẩy nốt ruồi có ăn được mì tôm không là thắc mắc chung của nhiều người
Tẩy nốt ruồi có ăn được mì tôm không là thắc mắc chung của nhiều người

Tinh bột trong mì tôm sau khi được cơ thể hấp thu sẽ chuyển hóa thành đường, khiến đường lượng huyết trong máu tăng, tích tụ mỡ thừa bên dưới da. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự cung cấp chất dinh dưỡng cho da, làm chậm quá trình chữa lành vết thương. Ngoài ra, dầu ăn trong mì gói cũng sẽ khiến vết thương khó lành cũng như nguy cơ để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.

Cần kiêng trong bao lâu?

Sau khi thực hiện tẩy nốt ruồi, phải thực hiện chế độ kiêng khem trong bao lâu? Theo các bác sĩ thẩm mỹ chuyên nghiệp, nên kiêng sử dụng mì ăn liền cho đến khi vết thương lành hẳn.

Cần kiêng mì tôm đến khi vết thương lành hẳn
Cần kiêng mì tôm đến khi vết thương lành hẳn

Thông thường, quá trình lành vết thương sẽ trải qua 3 giai đoạn như sau:

  • 2 – 3 ngày: Đây là khoảng thời gian da bắt đầu bong vảy
  • 5 – 10 ngày: Vảy bắt đầu bong ra tự nhiên, hình thành da non.

Trong vòng 1 tháng tiếp theo vẫn trong quá trình da hồi phục. Để đảm bảo không xuất hiện sẹo, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và tránh những món cần kiêng nhé.

Những thực phẩm khác cần kiêng sau khi tẩy nốt ruồi

Một số loại thực phẩm yêu thích, quen thuộc tưởng chừng sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất nhưng lại là tác nhân gây ra sẹo lồi, sẹo thâm. Hãy cùng điểm qua dưới đây những thực phẩm bạn cần tránh trong quá trình hồi phục da.

Đồ hải sản

Chị em nên kiêng hải sản từ 7 – 10 ngày sau khi thực hiện loại bỏ nốt ruồi. Hải sản chứa rất nhiều protein, gây ra tình trạng dị ứng, ngứa ngáy, khó chịu tại vị trí vết thương hở. Đặc biệt nếu da đang trong quá trình lên da non và tạo tế bào mới sẽ dễ làm lồi thịt, từ đó hình thành sẹo lồi.

Hải sản là thực phẩm nên kiêng trong quá trình hồi phục vết thương
Hải sản là thực phẩm nên kiêng trong quá trình hồi phục vết thương

Mặt khác, một số người sở hữu cơ địa dễ bị mẩn ngứa, ửng đỏ sau khi ăn ghẹ, tôm, cua…sẽ khiến vùng da sau khi xóa nốt ruồi trở nên càng dễ bị kích ứng hơn. Thậm chí có thể gây viêm nhiễm khiến vết thương lâu lành hơn.

Rau muống

Theo y học cổ truyền, rau muống là thực phẩm có tính hàn, dễ hình thành sẹo lồi tại vết thương hở. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, rau muống có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh mô, collagen trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình phục hồi da nhanh hơn bình thường từ đó dẫn đến sẹo lồi hình thành.

Rau muống có thể khiến vết thương bị sẹo lồi mất thẩm mỹ
Rau muống có thể khiến vết thương bị sẹo lồi mất thẩm mỹ

Vì thế, các nàng nên loại rau muống khỏi thực đơn hàng ngày để tránh nguy cơ gây sẹo lồi mất thẩm mỹ. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn các loại rau xanh nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa khác như bông cải xanh, cà rốt, dưa leo, ớt chuông…

Trứng

Trứng chứa hàm lượng protein và collagen cao, nên nếu bạn tiêu thụ nhiều trứng sau khi tẩy nốt ruồi có thể khiến vùng da đang hồi phục bị loang lổ và sẫm màu hơn bình thường.

Lòng đỏ trứng khiến miệng vết thương lành chậm hơn bình thường
Lòng đỏ trứng khiến miệng vết thương lành chậm hơn bình thường

Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng còn là tác nhân làm chậm quá trình liền miệng vết thương. Khi ăn trứng, các mô ở da và khối thịt có thể phát triển mạnh mẽ hơn mức bình thường. Protein quá nhiều sẽ dẫn đến sẹo lồi, phì đại rất khó điều trị.

Thịt gà và thịt bò

Một trong những nguyên tắc kiêng cữ các nàng cần thực hiện sau khi xóa nốt ruồi là không nên ăn thịt bò và thịt gà. Đây đều là những thực phẩm có hàm lượng protein cao nhưng có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình lành vết thương.

Nếu tiêu thụ nhiều thịt gà sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các mô cơ, từ đó tạo nên sẹo lồi trên da. Tương tự, thịt vịt cũng có thể khiến vết thương trở nên ngứa ngáy, khó chịu nên bạn cũng cần kiêng cữ.

Thịt gà, thịt bò đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục vết thương
Thịt gà, thịt bò đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục vết thương

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt bò có thể khiến vùng da vị trí vết thương hở sau khi lành trở nên sẫm màu hơn bình thường. Các tế bào collagen được sản sinh nhanh quá mức cần thiết dẫn đến tỷ lệ để lại sẹo lồi cao.

Đồ ăn nấu từ nếp

Bên cạnh thắc mắc tẩy nốt ruồi có ăn được mì tôm không hẳn nhiều chị em sẽ băn khoăn có nên kiêng các món làm từ nếp. Bởi các món ăn từ nếp như xôi, bánh nếp…là những món ăn yêu thích của nhiều người.

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo rằng những món ăn này đều có đặc điểm chung là tính nóng, dễ khiến vết thương xuất hiện mủ. Các vết thương sẽ sưng phồng, mưng mủ và nguy cơ viêm nhiễm khá cao.

Ngoài ra, thành phần chủ yếu trong nếp là tinh bột và đường có thể khiến quá trình phục hồi da chậm lại, dễ hình thành sẹo lồi. Nếu ăn quá nhiều nếp sẽ khiến cơ thể nóng trong, khó tiêu khiến vết thương lâu lành hơn.

Những thực phẩm nên ăn để da mau chóng hồi phục

Bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày sau khi tẩy nốt ruồi:

  • Nhóm thực phẩm hàm lượng vitamin A cao

Vitamin A có khả năng tăng tốc độ chữa lành tự nhiên. Cơ thể sẽ cần nhiều vitamin A để tái tạo biểu mô, tăng cường sức đề kháng để chống lại viêm nhiễm.

Vitamin A giúp tăng sức đề kháng, dưỡng ẩm tự nhiên cho da
Vitamin A giúp tăng sức đề kháng, dưỡng ẩm tự nhiên cho da

Vitamin A có khả năng cung cấp chất chống oxy hóa rất cao cho da, tránh tình trạng da chùng nhão, sẹo thâm trong quá trình phục hồi. Bạn có thể bổ sung vitamin A thông qua các loại trái cây tươi, rau củ khác như dưa hấu, rau bina, bí đỏ, dưa hấu…

  • Nhóm thực phẩm hàm lượng vitamin C cao

Vitamin C không chỉ thúc đẩy quá trình sản sinh collagen tự nhiên của cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng, chống vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng vết thương. Bổ sung một lượng vitamin C vừa đủ sẽ giúp vết thương chóng lành và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn.

Vitamin C có khả năng giúp vết thương nhanh lành hơn
Vitamin C có khả năng giúp vết thương nhanh lành hơn

Các loại trái cây như quýt, cam, ổi…đều có thể bổ sung hàm lượng vitamin C dồi dào. Ngoài ra bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng các viên uống vitamin C.

Bên cạnh đó, các nàng nên bổ sung đều đặn 1,5 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình thải độc và trao đổi chất. Các loại nước trái cây cũng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ làm lành vết thương và cải thiện độ đàn hồi da hiệu quả.

Uống nước đầy đủ giúp rút ngắn thời gian hồi phục vết thương
Uống nước đầy đủ giúp rút ngắn thời gian hồi phục vết thương

Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cũng nên chú trọng chăm sóc vùng da vừa tẩy nốt ruồi cẩn thận để tránh để lại sẹo ngoài ý muốn. Bạn nên kiêng nước trong ngày đầu tiên, sử dụng kem chống nắng, mũ che chắn khi ra khỏi nhà, hạn chế dùng đồ trang điểm…

Vậy là bài viết trên đã giúp các chị em giải đáp tẩy nốt ruồi có ăn được mì tôm không cũng như xây dựng chế độ kiêng khem hợp lý. Seoul Beauty mong chị em có thể rút ngắn thời gian hồi phục vết thương nhanh nhất và đạt được kết quả thẩm mỹ ưng ý.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận