Khi vết thương ngoài da xuất hiện lớp da non thì đây là thời điểm nhạy cảm bạn cần phải biết cách chăm sóc, để sau khi da lành lại không bị thâm sẹo. Vậy khi vết thương lên da non kiêng ăn gì? Nên chăm sóc như thế nào để vết thương nhanh lành không để lại sẹo thâm. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Biểu hiện của vết thương lên da non
Vết thương lên da non sẽ có những biểu hiện dễ nhận thấy bằng mắt thường như: Lớp da mới xuất hiện có màu hồng nhạt hoặc đỏ, vết thương ngứa ngáy, khó chịu, miệng vết thương bắt đầu khô lại và chuyển sang màu đen sẫm hơn so với bình thường.
Khi vết thương đã hoàn toàn phục hồi thì lớp vảy bên ngoài sẽ biến mất, để lại lớp da có màu sắc nổi bật hơn so với phần da xung quanh. Nếu chăm sóc kỹ thì vết sẹo này sẽ nhanh chóng biến mất sau đó.
Nếu không chăm sóc vết thương đúng cách sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Bác sĩ khuyến cáo rằng, vết thương dù nhỏ cũng cần được chăm sóc đúng cách để không dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với những vết thương ngoài da, sẹo lồi, sẹo thâm chính là hậu quả dễ nhận thấy nhất.
Với những vết thương lớn hơn cần đảm bảo quá trình chăm sóc khoa học, hợp lý theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Nếu vệ sinh không đúng cách, vết thương có thể bị nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử. Nhiễm trùng có thể dẫn đến tình trạng viêm mô tế bào, khiến bệnh nhân chán ăn, khó chịu. buồn nôn.
Như vậy, từ một vết thương nhỏ nhưng nếu không được chăm sóc khoa học thì sẽ để lại rất nhiều thương tổn cho cơ thể về sau.
Vết thương lên da non kiêng ăn gì?
Bạn nên biết được việc khi vết thương lên da non kiêng ăn gì để có thể tránh được các vết sẹo thâm, sẹo lồi và chăm sóc tốt hơn cho làn da của mình.
Kiêng thịt gà
Món ăn đầu tiên bạn cần tránh khi vết thương lên da non đó chính là thịt gà. Theo kinh nghiệm được lưu truyền từ xưa đến nay, việc ăn thịt gà sẽ không hề tốt cho những người có vết thương, đặc biệt là khi vừa lên da non.
Lý do là vì khi bạn ăn thịt gà khi lên da non sẽ làm vết thương lâu lành hơn và bị ngứa ngáy khó chịu. Tốt nhất là bạn nên tránh ăn thịt gà cho đến khi vết thương lành hoàn toàn để tránh những tình trạng trên.
Kiêng ăn thịt bò
Thịt bò là một loại thức ăn thơm ngon, bổ dưỡng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đối với những người đang có vết thương ở da thì đây là một loại thức ăn không hề tốt một chút nào. Vì khi ăn thịt bò sẽ làm cho vết thương khi lên da non trở nên xấu hơn, có nguy cơ tạo thành sẹo làm cho vết thương sẫm màu hơn.
Ngoài ra, đối với những người có mụn xuất hiện nhiều trên da mặt thì cũng không nên ăn quá nhiều thịt bò. Nguyên nhân là vì thịt bò sẽ làm những nốt mụn khó lành hơn, cũng có nguy cơ gây nên sẹo.
Tránh ăn rau muống
Rau muống mặc dù cũng là một loại thức ăn ngon bổ dưỡng, có thể thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên đối với người có vết thương mới lên da non thì những món thức ăn có rau muống sẽ làm tăng sinh collagen, khiến da dư bị đùn lên hình thành những đóm sẹo lồi xấu xí.
Các loại đồ hải sản
Tương tự như thịt gà, những món ăn được chế biến từ các loại hải sản đối với những người có vết thương sẽ có thể bị ngứa, rất khó chịu. Hơn thế nữa, điều này có thể khiến vết thương ở da bạn bị viêm nhiễm, lâu lành hơn. Ngoài ra điều này sẽ làm tăng khả năng gây sẹo lồi ở da. Bạn nên kiêng ăn hải sản trong khoảng vài tuần để vết thương ở da có thể lành hoàn toàn, không gây sẹo.
Ngoài những loại thức ăn trên bạn cũng nên tránh một số loại thức ăn từ nếp, thức ăn cay nóng, đồ uống chứa các chất kích thích như bia rượu, để có thể giúp vết thương nhanh chóng bình phục.
Đồ nếp
Đồ nếp được làm từ gạo nếp có tính nóng, khi tiếp xúc với vết thương hở thuộc tính hàn sẽ khiến vết thương trở nặng hơn. Cụ thể, trên miệng vết thương sẽ sưng đau, phồng rộp và gây nhức kéo dài. Bên cạnh đó, những người có đường tiêu hóa yếu cũng nên hạn chế ăn đồ nếp để tránh bị chướng bụng, khó tiêu.
Trứng
Trứng là “kẻ thù số 1” của vết thương hở. Trong quá trình vết thương phục hồi, ăn trứng có thể dẫn đến tình trạng loang lổ vùng da non như lang ben. Bên cạnh đó, một lượng lớn protein trong lòng trắng trứng có tác dụng đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào dẫn đến nguy cơ sẹo lồi xuất hiện trên vết thương.
Do đó, nếu bạn đang bị thương thì nên hạn chế ăn trứng. Nếu ăn thì chỉ nên ăn lòng đỏ để tránh tình trạng lên sẹo gây mất thẩm mỹ.
Thức ăn cay
Vết thương lên da non nên kiêng thực phẩm cay khiến cơ thể “bốc hỏa”, đồng thời khiến cho vết thương gặp phải tình trạng sưng tấy, đau nhức thậm chí là mưng mủ.
Với những người có thể trạng yếu thì tiêu thụ quá nhiều thức ăn cay gây ảnh hưởng đến dạ dày, đại tràng và làm suy giảm hệ thống miễn dịch, kéo dài thời gian lành thương.
Cà phê, trà
Cà phê và trà là thực phẩm chứa nhiều cafein. Đối với vết thương hở, cafein là nguyên nhân chính làm giảm quá trình sinh trưởng của tế bào sừng, từ đó làm chậm quá trình chữa lành vết thương.
Ngoài ra, cafein còn khiến cơ thể mất nước dẫn đến rối loạn điện giải. Vết thương lúc này sẽ không được cung cấp đủ lượng nước và lâu lành thương hơn.
Nên kiêng thức ăn trong bao lâu?
Để vết thương nhanh lành, không để lại sẹo mất thẩm mỹ thì bạn cần kiêng những thực phẩm nói trên cho đến khi vết thương đã hoàn toàn phục hồi. Phần mô bị tổn thương đã có dấu hiệu lành lặn thì mới bắt đầu ăn lại.
Thông thường, vết thương sẽ bắt đầu đóng vảy trong khoảng thời gian từ 3 đến 7 ngày. Sau 3 tuần thì vết thương lên da non mới bình phục được hoàn toàn. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào cơ địa, cách chăm sóc, vệ sinh đúng cách của mỗi người.
Những loại thức ăn giúp vết thương nhanh lành
Ngoài thắc mắc lên da non kiêng ăn gì thì những loại thức ăn giúp vết thương mau lành cũng được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu xem những loại thức ăn nào là có thể giúp vết thương mau lành bạn nhé.
Thịt heo và trứng
Thịt và trứng có nhiều chất đạm. Ngoài ra, hàm lượng collagen trong hai loại thực phẩm này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương và sửa chữa các mô bị tổn thương. Không chỉ vậy, thịt và trứng còn chứa nhiều sắt, kẽm, glutamine có chức năng làm liền vết thương.
Cà rốt
Hàm lượng beta carotene trong cà rốt và các loại rau có màu sắc rực rỡ khác là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào để hình thành mô mới. Các loại rau như bông cải xanh, rau bina, ớt cũng có tác dụng chữa lành vết thương. Vì vậy, tốt cho tiêu dùng hàng ngày.
Cam và các loại thức ăn chứa vitamin C khác
Cam được xếp vào danh sách những thực phẩm có tác dụng chữa lành vết thương nhanh chóng. Hàm lượng vitamin C trong cam giúp hình thành collagen, tăng cường khả năng miễn dịch, cũng như chất chống oxy hóa. Ngoài cam, một số loại trái cây khác cũng giàu vitamin C là khoai tây, dâu tây và cà chua cũng có thể làm lành vết thương nhanh chóng.
Các loại hạt
Các loại hạt, bao gồm lúa mì, chứa protein thực vật cũng như nguồn cung cấp vitamin E và glutamine. Cả hai thành phần này đều rất quan trọng đối với việc chữa lành vết thương vì chúng hoạt động như chất chống oxy hóa bảo vệ mô vết thương và giúp vết thương mau lành.
Cách chăm sóc vết thương khi đang lên da non
Vết thương đang lên da non vô cùng nhạy cảm và bạn cần có chế độ chăm sóc khoa học, cẩn thận để da nhanh phục hồi. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn chăm sóc vùng da non hiệu quả hơn:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị thương bằng nước muối sinh lý với tần suất 2 ngày/lần.
- Không sử dụng dung dịch có thành phần sát khuẩn mạnh vào vùng da non.
- Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì da non cực kỳ dễ bắt nắng, dẫn đến tình trạng sưng đỏ, bỏng rát.
- Sử dụng các loại thuốc bôi trị sẹo chuyên dụng được bác sĩ kê đơn để vết thương mau lành.
- Tuyệt đối không được dùng tay cạy vảy vết thương, gãi hoặc kéo vết thương dẫn đến tổn thương cho vùng da non. Để làm dịu cảm giác ngứa ngáy, bạn có thể bôi kháng sinh Histamin hoặc gel lô hội.
Trên là bài viết trả lời cho câu hỏi lên da non kiêng ăn gì và những loại thức ăn để có thể giúp vết thương nhanh bình phục. Seoul Beauty hy vọng qua những kiến thức mà bài viết chia sẻ có thể giúp quý bạn đọc biết được cách chăm sóc đúng cho vết thương của minh để có thể giúp da nhanh chóng bình phục và không để lại sẹo thâm xấu xí.
Bình luận